[rev_slider alias=”quy-trinh-san-xuat”][/rev_slider]

QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GỖ THÔNG

Hiện nay, có nhiều loại gỗ được sử dụng cho chế tạo hộp rượu là gỗ thông, gỗ sồi, gỗ hương, gỗ bách tùng… Mỗi chất liệu gỗ đều mang đến sự độc đáo nhất định, tuy nhiên, xét về thẩm mỹ và kinh tế thì gỗ thông vẫn luôn được yêu thích và ưa chuộng hơn, và là sự lựa chọn hàng đầu để làm hộp đựng rượu. Tại IBC, chúng tôi sử dụng gỗ thông làm chất liệu chủ đạo cho sản phẩm hộp rượu gỗ của mình.Tìm về những cánh rừng thông bạt ngàn vùng Tây Bắc Việt Nam, IBC luôn đề cao nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Chúng tôi luôn đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn gỗ sạch, an toàn, để không những nhằm đáp ứng với yêu cầu từ thị trường nội địa của Việt Nam mà còn góp phần chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng với các yêu cầu tại các thị trường xuất khẩu mới như Mỹ, EU trong tương lai, đồng thời lấy đó làm nền tảng trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho công ty.Để có được những thanh gỗ thông nguyên liệu có chất lượng cao, màu sắc đẹp, không bị thâm đều phải trải qua một quy trình sản xuất nghiêm ngặt, bao gồm nhiều công đoạn phức tạp. Gỗ thông nguyên liệu của IBC phải trải qua các bước gia công tỉ mỉ từ khâu nhập thô cho tới lúc ra thành phẩm:

1. Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào thường là gỗ thông tròn được cắt xẻ từ rừng trồng, chưa qua bất kỳ thao tác xử lý nào. Gỗ được chuyển đến nhà máy để xử lí thành gỗ nguyên liệu thành phẩm. Sau đó, gỗ sẽ được tiến hành xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn, mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng.

2. Bóc tách vỏ gỗ và cắt xẻ thành tấm theo kích thước yêu cầu

Sử dụng đến các thiết bị công năng để bóc tách vỏ gỗ và tránh để gây ra các vết trầy xước ở bề mặt bên trong của gỗ thông. Các thân gỗ khi khai thác thường có độ chênh lệch về kích cỡ nên để thuận tiện cho quá trình sản xuất cũng như di chuyển nên cần phải cắt xẻ thành tấm theo kích thước yêu cầu chung.

3. Ngâm gỗ trong bồn nước

Để loại bỏ bớt những tạp chất bám dính bên ngoài hoặc là bụi bẩn cho quá trình khai thác và cắt xẻ thì phải ngâm gỗ thông trong bồn nước ít nhất là 20 phút. Nước ở đây chỉ là nước bình thường không hề pha lẫn chất hóa học nào.

4. Sấy khô

Để loại bỏ hoàn toàn phần nhựa còn lại nằm sâu trong cốt gỗ thông và đồng thời phần nước tự nhiên do tác động của quá trình ngâm gỗ ở bước 3 thì chúng ta sẽ đến với bước 4 là sấy khô. Thông thường theo tiêu chuẩn sẽ chỉ sấy khô khoảng 85% và giữ lại 15% để gỗ không bị quá khô dễ bị nứt khi gia công thành phẩm. Nhiệt độ trong từng lò sấy sẽ được công nhân kỹ thuật kiểm tra thường xuyên & điều chỉnh cho phù hợp tùy theo quy cách gỗ nhằm duy trì chất lượng gỗ sấy ổn định, tránh trường hợp nứt trong ruột.

5. Soạn gỗ

Sau khi hoàn tất phơi sấy, thợ sản xuất sẽ tiến hành công đoạn đánh giá chất lượng. Những tấm gỗ chưa đạt đến tiêu chuẩn (cong, vênh,…)  sẽ được loại ra. Đồng thời người thợ sẽ tiến hành chọn lựa những tấm gỗ đẹp, có độ tương thích và phù hợp với chi tiết của sản phẩm yêu cầu và gom chung lại thành một nhóm để phục vụ cho quá trình sản xuất.

6. Chuyển đến xưởng

Với 5 bước như trên là đã hoàn thiện quy trình sản xuất gỗ thông theo tiêu chuẩn và sau đó bước cuối cùng là chuyền đến xưởng để lưu trữ và xếp thành từng chồng hoặc phân phối cho các đơn vị sản xuất.